Viêm mũi là căn bệnh khá phổ biến và rất nhiều người mắc phải. Mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mang nhưng nếu không có biện pháp điều trị đúng thì sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này để có cái nhìn sâu hơn.
Viêm mũi là gì? Viêm mũi có những loại nào?
Viêm mũi hay sổ mũi là một trong các bệnh thường gặp. Đây là một hiện tượng kích thích gây viêm màng nhầy bên trong mũi. Viêm tạo ra một lượng lớn chất nhày với các triệu chứng thông thường là nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và có đờm ở họng. Theo đó, sổ mũi được chia thành 3 loại với những nguyên nhân khác nhau:
- Viêm mũi nhiễm trùng: Bao gồm nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính
- Viêm mũi không dị ứng: Hay còn được gọi là viêm mũi vận mạch. Đây là chứng sổ mũi tự phát. Không bị ảnh hưởng bởi các chất gây dị ứng thông thường.
- Viêm mũi dị ứng: Gây ra bởi phấn hoa, nấm mốc, động vật, bụi và các chất khác. Ngoài ra, còn có viêm mũi dị ứng thời tiết,…
Các loại viêm mũi
Viêm mũi nhiễm trùng
Loại sổ mũi này thường bị gây ra khi bị nhiễm virus và vi khuẩn. Hoặc chứng cảm lạnh thông thường do virus cúm gây ra. Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng (viêm họng), ho, nghẹt mũi và nhức đầu nhẹ.
Nguy hiểm hơn, người bệnh còn có thể mắc bệnh sổ mũi xuất tiết. Nếu có dấu hiệu trong mũi và họng xuất hiện dịch nhầy khi bị viêm họng cấp hoặc cảm cúm. Đây là bệnh rất dễ hình thành trên cơ thể trẻ em và những người già có sức đề kháng yếu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh bội nhiễm khác.
Viêm mũi vận mạch
Sổ mũi vận mạch là một loại sổ mũi không do dị ứng. Đây là một thuật ngữ chung bao gồm nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như nghề nghiệp (liên quan đến các chất hóa học), hút thuốc lá, vị giác, hoocmon, lão hóa (viêm mũi người già), do thuốc gây ra,…
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Đây là một loại dị ứng theo mùa hoặc kéo dài cả năm. Căn bệnh này thường có các triệu chứng nặng hơn và hơi khác với các triệu chứng bình thường. Như hắt hơi, ngứa mũi, ho, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu hoặc bị suy giảm nhận thức. Đặc biệt, nó còn có thể ảnh hưởng đến mắt, gây chảy nước mắt, đỏ hoặc ngứa mắt và sưng xung quanh mắt. Những người bị loại bệnh này thường là những người nhạy cảm với phấn hoa, nấm mốc, vẩy da (da chết), lông động vật hoặc các chất kích thích khác.
Những người này khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng Histamine. Đây là một hóa chất có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi chất gây dị ứng. Tuy nhiên, Histamine sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa mũi và đau họng.
Một số biện pháp phòng tránh ngứa mũi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Để chữa ngứa mũi, sổ mũi người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi. Cách này giúp làm sạch nước mũi và đẩy các chất kích thích ra khỏi mũi. Theo đó, người bệnh có thể nhỏ nước mũi hai lần mỗi ngày.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng sổ mũi. Vì vậy, người bệnh nên kiêng sử dụng một số nhóm thực phẩm như hải sản, thị bò, thịt ga, nhộng tằm, côn trùng, nấm, cùng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích,… Đặc biệt là tuyệt đối không dùng đồ ăn, đồ uống lạnh khi bị bệnh.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Chính vì thể bổ sung đầy đủ nước giúp cơ thể giải độc. Việc uống đủ nước mỗi ngày cũng là một cách giúp mô mũi được bôi trơn và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Sử dụng khẩu trang
Dù đi đường trong bán kính ngắn hay dài cũng nên nhớ sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi. Hành động này sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn được cải thiện và khó mắc phải chứng sổ mũi hơn. Việc cải thiện lưu thông mũi đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về mũi như viêm xoang, các bệnh đường hô hấp. Cải thiện lưu thông mũi còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Sổ mũi là căn bệnh có thể gây viêm nhiễm khó chịu trong mũi. Khiến bạn có cảm giác ngữa ngáy trong mũi. Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn. Để có một sức khỏe tốt và mạnh khỏe hơn mỗi ngày.
>>> Những bài viết liên quan: