Cách xử lý nước lợ hiệu quả có thể bạn chưa biết

Cách xử lý nước lợ hiệu quả có thể bạn chưa biết?

Tỉ lệ nước lợ hiện nay đang ngày càng cao và đáng báo động. Đồng thời nguồn nước ngọt cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như thiếu nguồn để con người có thể ăn uống và sử dụng. Vậy, có cách nào xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt hay không? Và như thế nào?

>> Có thể bạn chưa biết?

Chúng ta đều biết rằng có tới hai phần ba bề mặt hành tinh được bao phủ bởi nước. Nhưng chỉ có 2,5% lượng nước này là nước ngọt và chỉ 0,3% lượng nước đó con người có thể tiêu dùng.Tất cả các phần còn lại là nước ở các đại dương và biển. Đây là lượng nước không thể uống được do mức độ mặn của nó. Hay còn gọi là nước lợ.

Nước lợ – nước nhiễm mặn

Nước lợ là nguồn nước có hàm lượng muối hòa tan (Natri Clorua) vượt quá quy định dẫn đến nước có vị mặn hoặc lợ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng nước lợ là do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền, khiến cho nguồn nước ngầm ở các sông, hồ, ao, suối, nước giếng khoan,… bị nhiễm muối.

Hay nói một cách dễ hiểu, nước lợ là sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn. Nguồn nước này không thể sử dụng và đảm bảo để phục vụ sinh hoạt và ăn uống của người dân.

Nước lợ là sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn
Nước lợ là sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn

Những ảnh hưởng của nước nhiễm lợ đối với đời sống

Đối với con người

  • Khi sử uống nước lợ sẽ hút hết nước ở các tế bào, gây mất nước, teo tế bào. Khiến các tế tào bị chết đi, đồng nghĩa với hàng rào ngăn chặn vi khuẩn sẽ mất. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập, gây các bệnh lý tiêu hóa. Như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp tính,…
  • Nước lợ  làm suy giảm chức năng đề kháng. Tăng các nhiễm trùng cơ hội, suy thận, suy gan,…
  • Nếu thường xuyên dùng để sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh,… Sẽ gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở…
  • Đặc biệt, nước lợ còn gây ra những bệnh về mắt và đặc biệt là viêm nhiễm phần phụ khoa…
Viêm da khi dụng nước lợ để sinh hoạt
Viêm da khi dụng nước lợ để sinh hoạt

Nông nghiệp – Công nghiệp

  • Nước nhiễm mặn khiến đất đai bị cằn cỗi, gây mất mùa, không thể trồng trọt được,… Tác động tiêu cực tới những hoạt động kinh tế và đời sống của người dân.
  • Nước lợ sẽ làm rỉ, set, ăn mòn đồ đạc… Theo đó, phá hoại các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà, đặc biệt là các thiết bị làm bằng kim loại. Vì muối sẽ tác dụng với kim loại và khiến kim loại đó bị ăn mòn và phân hủy Đặc biệt là các thiết bị như: các ống dẫn nước, ấm nước, xoong nồi, bình nóng lạnh,…
  • Đối với các nghành công nghiệp sử dụng nồi hơi, nước nhiễm mặn có thể phá hủy, gây nổ lò hơi.
Nước nhiễm mặn khiến đất đai bị cằn cỗi
Nước nhiễm mặn khiến đất đai bị cằn cỗi

Các phương pháp xử lý nước lợ

Phương pháp chưng cất nhiệt

Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian. Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đun nóng nước cho đến khi sôi. Sau đó để nước bay hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.

Ưu điểm của phương pháp này này là có thể xử lý mọi loại nước nhiễm mặn với mức độ khác nhau và khá tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian và tồn khá nhiều nhiên liệu.

Phương pháp trao đổi ion

Khử muối bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc (hoặc cột lọc) có chứa các hạt nhựa ion hoạt tính.

Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình. Đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt được tiêu chuẩn cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước mặn này có chi phí khá cao và khá khó vận hành.

> Ion là gì? Lợi ích của ion tới sức khỏe có thể bạn chưa biết?

Phương pháp thẩm thấu ngược

Thực chất của phương pháp này là: lọc nước qua màng R.O. Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại. Để lọc được nước qua màng này phải tạo ra một áp lực dư ngược với hướng di chuyển nước bằng thẩm thấu. Nghĩa là tạo ra áp lực dư trong nước nguồn cao hơn áp lực thẩm thấu của nước qua màng. Để nước đã được lọc qua màng không trở lại dung dịch muối do quá trình thẩm thấu.

Phương pháp lọc thẩm thấu ngược có thể xử lý hầu hết các loại nước. Tuy nhiên độ mặn nước nguồn càng lớn thì hiệu quả càng thấp. Và vận hành thiết bị thẩm thấu đòi hỏi lượng lớn điện năng tiêu thụ.

Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian
Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian

Xử lý nước lợ cũng như việc xử lý nước nhiễm mặn trong các mùa hạn hán, là việc làm hết sức cần thiết để cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và đời sống. Sự khan hiếm nước ngọt tự nhiên ngày càng diễn ra nghiêm trọng trong điều kiện khí hậu biến đổi, trái đất nóng dần.

>> Các bài viết liên quan: