Hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ gia đình đang sử dụng nước sông hoặc nước suối để sử dụng trong sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Do đó việc sử dụng nước sông suối chưa qua xử lý sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe người dân.
Tại sao cần phải xử lý nước sông suối?
Các con sông là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước. Nó chính là các bồn thu nước từ nước mưa chảy tràn hoặc nước ngầm. Và vận chuyển các loại nước này ra đại dương. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nó gây ra nhiều bệnh tật cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông suối chủ yếu là do tác động của sự phát triển công nghiệp, các làng nghề. Cũng như sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Đồng thời nước thải của người dân chưa đước xử lý thải thẳng ra môi trường cũng làm các nguồn nước sông suối bị ô nhiễm.
Chính vì thế, trước khi sử dụng nước sông suối để sinh hoạt. Để cung cấp nguồn nước sạch cho mọi gia đình. Đáp ứng tốt được các nhu cầu dùng nước sạch để nấu ăn, tắm rửa hay mọi sinh hoạt trong gia đình. Giúp nguồn nước có thể sạch khuẩn, ngăn ngừa sự lây lan và phát triển của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh
Các phương pháp xử lý nước sông thành nước sinh hoạt
Nước sông cũng có những khu vực ô nhiễm khác nhau. Vì vậy, tùy vào mức độ nhiễm bẩn khác nhau mà chúng ta thực hiện các phương pháp khác nhau để xử lý nước sông. Dưới đây là 3 giải pháp tiêu biểu:
1. Sử dụng phèn chua
Phương pháp sử dụng phèn chua được sử dụng từ đầu thế kỷ 21. Đây là một trong những biện pháp được sử dụng khá phổ biến của người dân. Để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc không đúng liều lượng sẽ gây nước nhiễm phèn. Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người sử dụng.
Cơ chế hoạt động khi sử dụng phèn chua xử lý nước cũng rất đơn giản. Phèn chua dạng bột khi được cho vào nước sẽ phản ứng với phốt pho và tạo nên các kết tủa. Sau khi kết tủa hình thành hết thì bạn đưa nước sạch qua 1 bể khác để sử dụng. Vì nước này đã đảm bảo an toàn để sinh hoạt hàng ngày.
Cách thực hiện cụ thể:
- Bước 1: Cho khoảng 1gam bột phèn vào khoảng 1 – 2 lít nước và khuấy đều cho phèn tan hết. Tùy vào mức độ bẩn của nước sông mà bạn có thể tăng hoặc giảm khối lượng phèn
- Bước 2: Đổ dung dịch trên vào khoảng 25 lít nước sông.
- Bước 3: Khuấy đều nước trong khoảng 1 – 3 phút và để nguyên
- Bước 4: Sau 30 phút khi thấy nước đã kết tủa và lắng lại. Bạn gạn phần nước trong ra và bỏ vào một bể nước riêng
- Bước 5: Vệ sinh ngay bể nước có chứa kết tủa để sử dụng cho những lần sau. Nếu để lâu các kết tủa sẽ dính chặt vào bể, khó rửa sạch cho lần sau.
2. Than hoạt tính
Nước là một nguồn tài nguyên không thể thiếu đối với con người và toàn bộ các sinh vật trong môi trường sống. Để lọc sạch tất cả cặn bẩn và ký sinh trùng trong nước. Điển hình như các loại nước nhiễm phèn, nhiễm đá vôi, nước giếng khoan hay các loại nước nhiễm styren,… Chính vì thế, than hoạt tính được ứng dụng trong hầu hết các máy lọc nước. Đưa lại một nguồn nước trong sạch giúp cơ thể không hấp thụ những chất độc hại.
Theo đó, than hoạt tính từ lâu đã trở thành vật liệu lọc nước được nhiều người sử dụng. Nước được lọc qua lớp than hoạt tính sẽ được loại bỏ cặn bẩn , các kim loại nặng có trong nước,… Tuy nhiên, với cách xử lý nước sông suối bằng than hoạt tính thì bạn chỉ có thể áp dụng với nguồn nước bị ô nhiễm nhẹ. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm nặng hơn thì phải hết hợp với các vật liệu lọc khác mới có thể đưa lại nguồn nước sạch.
3. Xây bể lọc nước
Tuy đây là một phương pháp xử lý nước mất nhiều thời gian và phức tạp hơn các phương pháp trên. Nhưng bạn vẫn có thể hoàn toàn có thể tự làm ngay tại nhà. Với cách này bạn có thể đảm bảo lọc được nguồn nước đủ sạch với số lượng lớn. Để bạn có thể sử dụng cho sinh hoạt cho cả gia đình. Theo đó, cách xây bể lọc xử lý nước sông suối cũng tương tự như cách xây hệ thống lọc nước giếng khoan. Để xây cần một số các dụng cụ và vật liệu lọc như: Ống dẫn nước, giàn mưa, đá sỏi, cát nhỏ, cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, cát mịn,,…
Cách làm bể lọc nước:
- Bước 1: Xây bể lọc. Bể lọc nước nên xây hoặc cũng có thể sử dụng các thùng nhựa, thùng phi to.
- Bước 2: Đặt một ống lọc nước nối liền với van xả nước ở dưới đáy bể lọc ( nên để ở giữa lớp cát mịn)
- Bước 2: Cho lớp cát mịn ở phần đáy bể (đây là lớp dày nhất trong hệ thống bể)
- Bước 3: Sắp xếp các vật liệu lọc nước theo thứ tự từ dưới lên theo thứ tự như sau: Cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, cát thạch anh, đá sỏi,…
- Bước 4: Cho nước sạch hoặc nước sông vào theo giàn mưa và lọc trong vài giờ để làm sạch các vật liệu lọc nước. Ngày hôm sau thì bạn có thể bắt đầu sử dụng nước đã qua xử lý bằng phương pháp này.
Lưu ý
– Chất lượng nước sau khi lọc không nên sử dụng để uống trực tiếp.
– Phương pháp này không thể loại bỏ được các vi khuẩn, vi rút có trong nước.
– Tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian để xây dựng và thay thế các vật liệu lọc. Cũng như vệ sinh bể.
4. Sử dụng các thiết bị lọc nước
Sử dụng các bộ lọc nước, hệ thống lọc nước hay máy lọc nước là giải pháp tốt nhất để bạn có thể loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn, vi rút, các hóa chất độc hại,… ra khỏi nguồn nước. Tuy nhiên vẫn nên sử dụng nước đã qua lọc thô để sử dụng phương pháp này.
Đa số các sản phẩm này có thể lọc được mọi nguồn nước sông. Mặc dù, bạn sẽ phải tốn một chi phí khá lớn để thay thế lõi lọc.Tuy nhiên, nó sẽ đưa lại nguồn nước có chất lượng đầu ra cao, Nước sau lọc của các loại máy lọc nước có thể sử dụng để uống trực tiếp được. Đồng thời, không cần phải bỏ thời gian để lắp đặt, mọi thứ đã có đội kỹ thuật từ đơn vị bán hàng lắp đặt. Với quá trình vận hành khá đơn giản nhưng lại có thể loại bỏ được các loại vi rút, vi khuẩn, các hóa chất độc hại có trong nước.
Với những phương pháp xử lý nước sông thành nước sinh hoạt như trên. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc có được nguồn nước sạch để sử dụng khi không thể sử dụng nước giếng hay nước máy. Giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bạn và người thân.
>> Các bài viết liên quan: