thủy ngân là gì

Thủy ngân là gì? Những ảnh hưởng khi nhiễm độc thủy ngân

Thủy ngân đã được WHO liệt kê trong mười loại hóa chất hoặc nhóm hóa chất có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng. Tiếp xúc với thủy ngân dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiệp trọng. Đặc biệt là đối với thai nhi và trẻ nhỏ. Vậy thủy ngân là gì? Ngộ độc thủy ngân ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Thủy ngân là gì?

Thủy ngân (Mercury) là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại. Nó thường xuất hiện trong tự nhiên, trong không khí, nước và đất. Thủy ngân có thể ở nhiều dạng khác nhau như kim loại, thủy ngân vô cơ, thủy ngân hữu cơ,… Các dạng phổ biến trong tự nhiên là thủy ngân kim loại, thủy ngân sulfua, thủy ngân clorua, và metyl thủy ngân. Các dạng có thể chuyển hóa qua nhau thông qua hoạt động của một số vi sinh vật và các quá trình tự nhiên.

Thủy ngân là dạng kim loại thuộc diện đặc biệt bởi khi ở nhiệt độ bình thường nó lại ở dạng lỏng. Chính vì thế nên rất dễ lan truyền và chảy vào nhiều nơi khác nhau. Nó được sử dụng nhiều trong các cặp nhiệt độ truyền thống. Ngoài ra, thủy ngân còn có ở trong các loại pin, mỹ phẩm hay các loại hải sản sống ở vùng biển sâu như cá ngừ. Ở Việt Nam thì thủy ngân còn thường có ở trong các dạng phích nước vẫn đang được sản xuất và bán ở nhiều nơi.

Thủy ngân là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại

Thủy ngân có ở những đâu?

  • Không khí trong nhà: Thủy ngân có thể được giải phóng vào không khí trong nhà dưới dạng khí dung (xịt) hoặc dạng hơi.
  • Nước: Thủy ngân có thể có trong nước ô nhiễm.
  • Thực phẩm: Thủy ngân có thể có trong thực phẩm ô nhiễm.
  • Không khí ngoài trời: Thủy ngân có thể được giải phóng vào không khí ngoài trời dưới dạng khí dung (xịt) hoặc dạng hơi.
  • Nông nghiệp: Nếu thủy ngân được thải vào không khí dưới dạng khí dung. Nó có thể gây ô nhiễm nông sản.
  • Công nghiệp: Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, huyết áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang,… Và các thiết bị khác.
Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế
Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế

Tác hại của thủy ngân tới sức khỏe là gì?

Thủy ngân nguyên tố khi ở dạng hơi sẽ có độc tính cao hơn so với thủy ngân dạng lỏng. Tuy nhiên, khi thủy ngân lỏng có thể bay hơi gây độc cho các cơ quan phổi và thần kinh. Nhiễm độc cấp tính hơi thủy ngân sẽ gây ra các triệu chứng phổ biến. Như viêm dạ dày, ruột non cấp tính, viêm miệng và viêm kết tràng, loét, xuất huyết, nôn, tiết nhiều nước bọt,… Vô niệu với sự tăng huyết hoặc gây dị ứng da. Trong trường hợp nhiễm độc nặng có thể gây hoại tử các ống dẫn của thận. Gây kích thích dẫn đến viêm phổi hoặc nghẽn động mạch phổi, hoại tử cơ tim diện rộng. Trong các trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Thủy ngân gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người
Thủy ngân gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người

Ngộ độc thủy ngân là gì?

Nhiễm độc cấp tính

Ngộ độc thủy ngân là một trong những loại ngộ độc được xếp vào hàng cực kỳ nguy hiểm. Nó thường được phân ra nhiều trường hợp khác nhau. Nhiễm độc bán cấp tính là trường hợp nhiễm độc thường xảy ra trong một số hoạt động công nghiệp. Như cọ rửa, vệ sinh ống khói,… Các lò xử lý quặng thủy ngân hoặc làm việc nơi có bầu không khí nhiễm thủy ngân cao.

Đối với trường hợp này, triệu chứng thường xuất hiện là nôn mửa tiêu chảy, ho, kích ứng phế quản, viêm loét miệng,… Sự nhiễm độc mãn tính hơi thủy ngân với nồng độ thấp kéo dài ảnh hưởng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương. Hiện tượng nhiễm độc mãn tính xảy ra chủ yếu do con người phơi nhiễm. Từ hơi thủy ngân, bụi thủy ngân và hợp chất thủy ngân qua đường hô hấp. Hay các hợp chất thủy ngân vô cơ, hữu cơ qua nước uống, thức ăn.

Đặc biệt, nhiễm độc thủy ngân cấp tính do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn. Hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người. Nạn nhân ngộ độc do tai nạn vỡ bình chứa, hỏa hoạn có biểu hiện khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng. Và có thể tử vong trong vòng từ 24 đến 36h.
Ngoài ra, nạn nhân có thể gặp các triệu chứng về mắt như biến màu thủy tinh thể. Sự phơi nhiễm mãn tính thủy ngân kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận trong cơ thể và suy kiệt đến tử vong.

Nhiễm độc mãn tính

Các triệu chứng do nhiễm độc thủy ngân mãn tính phụ thuộc vào nồng độ phơi nhiễm và thời gian tiếp xúc. Ở trường hợp này, người bệnh thường có các biểu hiện như: Run người, tuyến giáp mở rộng, mạch không ổn định, tim đập nhanh, viêm lợi. Đặc biệt nó còn gây biến đổi máu hoặc tăng sự bài tiết thủy ngân trong nước tiểu. Khi bệnh nhân phơi nhiễm trong thời gian dài hoặc liều lượng phơi nhiễm tăng. Các triệu chứng sẽ càng rõ ràng hơn. Điển hình như có sự run các cơ khi thực hiện các chức năng khéo léo như ngón tay, mí mắt, lưỡi, môi,… Ngoài ra còn có thể bị co cứng chân tay.

Vì thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật…). Hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn rồi đi vào cơ thể con người. Hoặc thủy ngân có thể hấp thụ qua da, tóc con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường thì cần phân tích cụ thể. Từ mẫu thức ăn, mẫu môi trường (nước, đất, không khí). Hay các mẫu thực vật và con người (tóc, máu, nước tiểu,…).
Nhiễm độc thủy ngân mãn tính phụ thuộc vào nồng độ phơi nhiễm và thời gian tiếp xúc
Nhiễm độc thủy ngân mãn tính phụ thuộc vào nồng độ phơi nhiễm và thời gian tiếp xúc

Thủy ngân trong nước rất khó nhận ra vì không mùi, không vị. Đáng nói là khi sử dụng nước sinh hoạt có chứa thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Chính vì thế, phương pháp hiệu quả, đơn giản và tiện dụng nhất để loại bỏ thủy ngân là dùng các sản phẩm máy lọc nước hiện đại

 

>>> Các bài viết liên quan: