Trước thực trạng nguồn nước hiện nay, tình trạng nước sinh hoạt nhiễm phèn là hiện tượng khá phổ biến. Nó trở thành mối lo ngại của đa số người sử dụng nước giếng, thậm chí nước máy sinh hoạt. Bởi nguy cơ từ nguồn nước nhiễm phèn có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm như da liễu, sỏi thận, thậm chí là ung thư. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết bản chất cũng như cách xử lý nguồn nước này một cách đúng đắn. Theo đó, có một vật liệu không thể thiếu trong quá trình xử lý nước thô. Đó chính là cát Mangan.
Cát mangan là gì?
Cát mangan hay còn được gọi là Aquamandix. Đây là một trong những vật liệu lọc nước thông dụng nhất hiện nay. Thực chất đây là một loại quặng có trọng lượng khá nhẹ. Với kích thước nhỏ và có một lớp vỏ bọc bên ngoài. Loại cát này có hình dáng tựa như những cục vôi vỡ vụn, khô rời, có góc cạnh. Chúng thường có màu vàng nâu, nâu đất hoặc màu nâu đen. Loại cát này có đặc điểm là hạt thô, có độ cứng cao, chịu ăn mòn và khó tan trong nước nên thời gian sử dụng tương đối lâu.
Với thành phần cơ bản là Mn(OH)4 hoặc KmnO4. Đây là vật liệu trung gian (chất xúc tác) được thiết kế để khử sắt, mangan hay hydrogen sulfide trong nước. Nhờ quá trình oxy hóa, kết tủa và khả năng lọc của tầng hạt. Cát Mangan bản chất là Mangan Dioxit có thành phần chủ yếu (55%) là Mandan Dioxits (MnO2). Chúng có công dụng làm tăng khả năng tiếp xúc và oxy hóa của kim loại như Sắt (Fe). Loại cát này thường được sử dụng nhiều trong xử lý nước sinh hoạt bị nhiễm sắt, nhiễm mangan, Flo và hydrogen sulfide. Ngoài ra, loại chúng này còn thường được dùng để xử lý Asen – Một chất ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe con người.
Cát Mangan lọc nước là vật liệu trung gian không tham gia vào phản ứng hóa học. Chính vì thế nên chúng không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Chúng có thể sử dụng lâu dài khoảng từ 2 đến 4 năm tùy chất lượng nguồn nước. Và đặc biệt là loại cát này không cần tái sinh.
Công dụng của cát Mangan
- Tăng độ an toàn cho chất lượng nước sau xử lý: Cát Mangan xử lý các nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng: đồng, kẽm, chì, crom, niken, asen,… tương đối hiệu quả.
- Mangan có thể oxy hóa trực tiếp sắt khi tiếp xúc trên bề mặt cát. Theo đó, chúng giúp khử và làm giảm mùi tanh do nước bị nhiễm sắt gây ra. Đồng thời, khử mangan, hydrogen sulfide, asen trong nước giếng khoan.
- Làm giảm lượng nitơ, photphat có trong nước và khử Clo.
- Cát Mangan hoạt động như một chất oxi hóa bề mặt để kết tủa phèn sắt, Manganeese và Hydrogen sulfide. Các chất này được tác ra khỏi nước sau bị oxi hóa và tạo thành chất bẩn. Kết tủa bán vào bề mặt các hạt lọc trong máy lọc nước, bể lọc nước.
- Loại cát này có khả năng khử sắt trong khoảng pH rộng, nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6.5 đến 8.
Cát mangan có thể xử lý những loại nước nào?
Người ta thường sử dụng loại cát này để lọc nước ngầm hay lọc nước giếng khoan. Những nguồn nước không tốt cho sức khỏe. Bởi nguồn nước này có hàm lượng tạp chất kim loại lớn. Mà cát Mangan có thể xử lý các nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng: đồng, kẽm, chì, crom, niken, asen,… cực kì hiệu quả.
Loại cát này có thể đưa trực tiếp vào bể lọc thay thế loại cát thông thường mà không cần thay đổi bể lọc. Đồng thời, cũng không cần sử dụng hóa chất hay các thiết bị khác đi kèm. Do đó, có thể sử dụng trực tiếp cát mangan cho hệ thống bể lọc nhà dân.
Ngoài ra, loại cát này cũng được ứng dụng trong công nghệ lọc nước tại các nhà máy lọc nước. Cũng như các hệ thông cung cấp nguồn nước sạch ở thành phố. Đây là vật liệu xử lý nước tiện lợi, hiệu quả nên ứng dụng cho nhiều loại nước khác nhau. Đó cũng chính là lý do tại sao cát mangan lại được sử dụng để xử lý nước. Và là sự lựa chọn hàng đầu trong vật liệu lọc nước.
Kết luận
Ngày nay, ngoài những vấn đề môi trường sống đang ô nhiễm nặng nề. Thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng là một trong những vấn đề đáng báo động. Nhất là nguồn nước nhiễm phèn, nó có thể gây ra những bệnh khá nguy hiểm về đường ruột, da liễu,… Thậm chí có thể gây ung thư. Chính vì thế Cát Mangan là một loại vật liệu lọc được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lọc nước sinh hoạt hiện nay. Với tác dụng rất tốt trong việc tách các kim loại nặng ra khỏi nước.
>>> Các bài viết liên quan: