Hiện nay chất lượng không khí thường xuyên ở trong tình trạng xấu. Trong không khí ô nhiễm có các chất độc do phương tiện giao thông thải ra. Bao gồm: khí CO, SO2, NO2, benzen, chì, các kim loại nặng và một vài độc chất khác,… Không khí ô nhiễm có thể gây hại trực tiếp đối với sức khoẻ con người. Đặc biệt là ở một số cơ quan như mạch máu, tủy xương, lách, tim và phổi. Trong đó, hệ hô hấp và tim mạch dễ bị ảnh hưởng nặng nhất từ không khí ô nhiễm.
Thực trạng chất lượng không khí ở Việt Nam
Không khí hiện nay đang bị ô nhiễm cực kì nghiêm trọng. Nhất là ở các thành phố đang phát triển. Cụ thể, không khí bị ô nhiễm bởi các hạt ô nhiễm. Hầu hết các hạt ô nhiễm trong không khí là kết quả của phản ứng phức tạp của hóa chất. Được phát ra từ những nhà máy, khu công nghiệp, phương tiện giao thông,… Thậm chí, chúng cũng có thể đến từ các công trình xây dựng, ống khói nhà máy, các đám cháy rừng từ cách đó hàng ngàn cây số.
Việt Nam hiện nay là 1 trong 10 quốc gia có không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Đặc biệt là những vấn đề ô nhiễm thường gặp tại các đô thị lớn, chủ yếu là khí TSP. Hay các chất độc hại được thải trực tiếp không thông qua xử lý chiếm tỉ lệ cao. Riêng ở Hà Nội, theo khảo sát của sở y tế thành phố thì hơn 70% người mắc các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Bởi hàm lượng khí thải độc hại như CO, SO2, kim loại nặng,… trong không khí cao. Theo thống kê, có những nơi cao gấp 9 lần so với mức độ ô nhiễm thông thường.
> Xem thêm: Hậu quả của ô nhiễm không khí có thể bạn chưa biết?
Cách đo chất lượng không khí
TSP, CO, SO2, NOx,… Những chất này đều là những chất phổ biết nhất gây ô nhiễm không khí. Chúng thường phát sinh từ các phương tiện giao thông. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Theo đó, lượng chất ô nhiễm độc hại thải vào môi trường không khí ngày càng tăng. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của tất cả mọi người. Cũng như không khí của cả hành tinh,…
Tổng cục Môi trường cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí. Chỉ số này được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được thể hiện qua một thang điểm.
> Xem thêm:Chỉ số AQI nói lên điều gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Hệ quả đối với trái đất
Như chúng ta đã biết, hệ sinh thái là khu vực các quần thể sinh sống chung và tương tác với nhau. Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết của hệ sinh thái bị thay đổi. Mà mối đe doạ chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng. Mặc dù không dẫn tới tuyệt chủng nhưng việc cây cối bị chết sẽ dẫn tới cấu trúc loài bị giảm.
Ngoài ra, chất lượng không khí đi xuống còn là nguyên nhân gây ra các hiện tượng nguy hiểm tới môi trường trên trái đất. Như thủng tầng ozon, gây ra hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu, cháy rừng, băng tan,…
Bụi mịn 2.5
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y thế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với những hạt bụi lớn. Có kính thước lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên, với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người. Loại bụi này có kích thước siêu nhỏ. Do đó có thể dễ dàng xâm nhập sâu vào cơ thể người. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Sức khoẻ của con người
Ô nhiễm không khí là vừa là nguyên nhân, cũng vừa là yếu tố thúc đẩy. Gây ra và làm nặng thêm các căn bệnh ở con người. Chúng xâm nhập qua nhiều con đường khác nhau như mũi, miệng, da, niêm mạc,… Dưới đây là những ảnh hưởng mà ô nhiễm không khí có thể gây hại lên sức khoẻ con người:
Ảnh hưởng đến phổi
Đây ảnh ảnh hưởng đầu tiên và dễ thấy nhất ở những người bị tác động bởi ô nhiễm không khí. Hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Nó cũng có thể làm trầm trọng các triệu chứng ở một số loại bệnh. Như hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Một nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao hơn nhiều so với những vùng khác.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã xác định ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hô hấp ở mức độ cấp tính và mạn tính. Ở mức độ cấp tính, gây các triệu chứng như ho và khò khè. Ở tình trạng mạn tính, không khí ô nhiễm có thể dẫn đến hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Ảnh hưởng đến não
Theo các nhà khoa học, ô nhiễm có thể tác động tới não bộ. Làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Theo kết quả nghiên cứu 20.000 phụ nữ ở Chicago, những người sống trong khu vực bị ô nhiễm bị suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy. So với những người sống ở nơi không khí sạch sẽ, an toàn.
Ảnh hưởng tới sức khỏe tim
Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và tỷ lệ đột quỵ. Bởi các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi. Có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch. Từ đó các hạt ô nhiễm nảy ảnh hưởng đến khả năng giãn nở và co thắt của các mạch máu.
Dưới tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá. Các mạch máu sẽ bị giảm kích cỡ, cản trở lưu thông huyết mạch. Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch – nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim.
Làm tăng nguy cơ ung thư
Hít phải quá nhiều chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đây là một trong những ảnh hưởng nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ do ô nhiễm không khí gây ra.
Làm tăng nguy cơ tiểu đường
Các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường. Theo các chuyên gia y tế, điều này là do cơ thể liên tục phải chống lại các chất gây ô nhiễm và tình trạng viêm do các chất này gây ra.
Gây vô sinh ở nam giới
Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại Upper Silesia, khu vực ô nhiễm nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở đây là cao hơn so với những vùng khác. Theo kết quả của nghiên cứu khác ở Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng đàn ông trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa đông, thời điểm không khí bị ô nhiễm cao hơn do đốt than sưởi.
Một số vấn đề khác
- Yếu xương cốt: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ loãng xương và các ca gãy xương liên quan. Tác động này tương tự như tác động của khói thuốc lá đến hệ xương của cơ thể.
- Tổn thương da: Các chất ô nhiễm có thể phá hủy các tế bào da và ảnh hưởng đến khả năng tự tái tạo của da, gây thay đổi sắc tố của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa khiến làn da trở nên xấu đi. Và ảnh hưởng đến collagen trong cơ thể.
- Đau đầu: Trong thời gian mức độ ô nhiễm cao, các bệnh viện cũng thường tiếp nhận nhiều ca đau nửa đầu hơn.
- Ảnh hưởng đến mắt và mũi: Khi chất lượng không khí xấu, nó có thể gây kích thích ở mắt hoặc làm sổ mũi.
Đối với người già và trẻ nhỏ
Người già và trẻ nhỏ đều là những cá thể có sức đề kháng thấp hơn người bình thường. Chính vì thế, chất lượng không khí kém cũng gây những tác động nguy hiểm hơn đối với những trường hợp này. Theo đó, không khí ô nhiễm làm gia tăng bệnh nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn và các triệu chứng dị ứng ở trẻ em. Làm cho bệnh nhân hen và COPD dễ bị phát bệnh cấp và nhập viện nhiều hơn.
Không khí ô nhiễm còn ảnh hưởng đến tâm thần kinh. Nó tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi hành vi. Đồng thời còn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ em. Ô nhiễm không khí có thể gây ra tình trạng rối loạn tâm lý và mất cảm giác khỏe mạnh. Trong môi trường làm việc có nhiều khói bụi hay có mùi khó chịu. Sẽ làm người tiếp xúc dễ cáu gắt, giảm hành vi giúp đỡ người khác.
Những người bị ảnh hưởng mạnh nhất như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người đang có bệnh hô hấp và tim mạch,… Cần hết sức chú ý sức khỏe trong những ngày ô nhiễm không khí này. Nếu xuất hiện những triệu chứng như ho, ngứa họng, khó thở, ngứa mắt, chảy nước mắt kéo dài,… Bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Các biện pháp cải thiệt chất lượng không khí
Đối với xã hội
- Mỗi con người có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Đồng thời có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc. Cây xanh cản lại rất nhiều bụi xung quanh môi trường bạn sống. Đồng thời còn tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống của bạn.
- Ưu tiên các phương tiện công cộng. Trên ô tô có máy lọc không khí ô tô có thể lọc được phần nào không khí bên ngoài và cho bạn môi trường không khí sạch hơn. Ngoài ra việc sử dụng phương tiện công cộng cũng góp phần giảm bớt lượng khí thải.
Trong nhà
- Lau nhà sạch sẽ mỗi ngày.
- Hạn chế làm ô nhiễm thêm không khí như đun nấu bằng than củi, đốt nhang…
- Sử dụng máy lọc không khí: Máy lọc không khí là một trong những thiết bị gia dụng có thể giúp lọc sạch không khí ô nhiễm trong không gian nhà bạn. Giúp đưa lại một không gian trong sạch, an toàn cho sức khoẻ.
>>> Tham khảo thêm:
- Máy lọc không khí: Giải pháp tuyệt vời cho không gian nhà bạn
- Tác dụng của máy lọc không khí và những điều có thể bạn chưa biết?
- Một số máy lọc không khí bán chạy nhất hiện nay
Đối với mỗi con người
- Đeo khẩu trang khi ra đường, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi. Đặc biết, phải đeo những loại khẩu trang có thể cản bụi mịn pm 2.5, khẩu trang hoạt tính,…
- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể.
- Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay.
- Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn.
- Hạn chế đi ra ngoài.
- Không tập thể dục mạnh ơ nơi ô nhiễm khiến phải hít thở nhanh hơn hoặc sâu như đạp xe, chạy bộ…
- Hạn chế đi lại trên những con đường đông đúc – những nơi này chất lượng không khí thường xấu do khí thải từ các phương tiện giao thông.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau củ quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Với không khí ô nhiễm và nhiều bụi mịn, các bác sĩ khuyến cáo, người dân khi ra đường nên đeo khẩu trang đạt chất lượng và an toàn cho sức khỏe, tốt nhất phải chọn loại khẩu trang đạt tiêu chuẩn cản được bụi mịn được cơ quan chức năng chứng nhận vì không phải khẩu trang nào cũng cản được bụi PM2.5.
>> Các bài viết liên quan: