Cơ thể chúng ta cần được cung cấp đủ nước cho các hoạt động thường ngày. Thiếu thức ăn nhưng có nước cơ thể vẫn sống được hơn 30 ngày. Nước đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hiện tượng đau đầu không rõ nguyên nhân rất có thể là cơ thể mất nước.
Đau đầu
Thống kê cho thấy có khoảng hơn 50% dân số bị đau đầu. Một phần ba số người có các biểu hiện đau đầu dữ dội xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mỗi người có mức độ đau thời điểm đau, vị trí đau và kiểu đau đều khác nhau.
Đau đầu được chia ra làm nhiều loại:
- Đau do căng thẳng
- Đau nửa đầu
- Đau đầu theo từng cụm
- Đau mãn tính
Diễn biến của cơn đau cũng không theo một quy luật cụ thể.
- Đau khi thức dạy
- Đau vào thời điểm chiều muộn
- Đau giữa trưa
- Đau khi làm việc
- Đau âm ỉ
- Đau dữ dội rồi đỡ dần
- Đau một điểm
- Đau cả đầu
- …
Hậu quả của đau đầu
Bất kỳ loại đau đầu cũng đều ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất trong não, từ đó gây tổn thương cho các tế bào thần kinh. Làm tổn hại nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc của người bị.
Nguyên nhân khiến đầu bị đau:
Đau đầu là triệu chứng, thường không phải là bệnh. Nhưng những cơn đau thường rơi vào tình trạng đau “giả vờ”. Khiến việc xác định nguyên nhân trở nên khó khăn.
Đôi khi việc đi khám chỉ dừng lại ở đơn thuốc giảm đau. Nguyên nhân vẫn còn đó, nên cơn đau thường không được chữa dứt điểm. Để xác định tình trạng người bệnh cần phải đến những bệnh viện lớn. Ở đây các bác sĩ sẽ tập trung khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống). Chỉ khi đó các vấn đề mới được giải quyết triệt để.
Ngoài ra rất có thể cơn đau đầu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước.
Mất nước
Là hệ quả của việc cơ thể không được nhận đủ nước từ chế độ ăn uống của bạn. Cụ thể, khi các bộ phận thực hiện hoạt động tiêu hóa, hô hấp, lưu thông máu … bị thiếu nước, các cơ quan này bắt đầu hút nước của chính nó để duy trì hoạt động. Từ đó bị mất nước, chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng. Nếu không được cấp nước kịp thời, các hoạt động sẽ bị gián đoạn thậm chí là gây ra biến chứng nguy hiểm.
Tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng của triệu chứng mất nước.
Giống như một căn bệnh, thiếu hụt nước cũng cần được chữa trị. Dù dễ điều trị hơn các bệnh thông thường, nhưng các dấu hiệu này lại thường bị nhầm lẫn sang các bệnh khác.
Đặc biệt đối với người già, trẻ con hệ miễn dịch kém, mất nước dễ khiến tình trạng cơ thể tồi tệ hơn. Nhất là ở trẻ nhỏ khi chúng chưa thể nói cho chúng ta biết cơ thể đang đang gặp vấn đề gì. Do đó cha mẹ cần chủ động nhận biết các dấu hiệu mất nước, tránh để trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Đây là biểu hiện thiếu nước, chúng ta cần phải biết:
- Khô miệng
- Đau đầu
- Giảm độ đàn hồi của da
- Mặt đỏ bừng, cơ thể ấm hơn bình thường
- Cảm giác mệt mỏi, chuột rút cơ bắp
- Buồn nôn
- Tiểu ít, nước tiểu có màu vàng sậm
- Mắt khô
- Cảm giác chán nản, mệt mỏi
Sự nhầm lẫn với các bệnh khác là nguyên nhân khiến triệu chứng thành mãn tính.
Bạn bị đau đầu nhẹ, nhưng tần suất lại thường xuyên, đi khám mọi thứ dường như đều bình thường. Và đã có lúc phải dùng đến thuốc giảm đau. Lúc này lời khuyên dành cho bạn là hãy thử uống một cốc nước mát (không lạnh) trước khi uống thuốc. Tình trạng đau sẽ được cải thiện đáng kể.
Đó là vì đau đầu, khó tập trung là một trong những tác động do mất nước gây ra. 80% não là nước, cho nên nó là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng do mất nước.
Theo The Tufts Daily ngày 24 tháng 8 năm 2003, ấn phẩm của Trường Y Friedman tại Đại học Tufts, chỉ ra rằng:
“Mất nước mãn tính ở mức độ thấp có thể làm tăng khả năng chấn thương do nhiệt, kiệt sức, say nắng. Ngoài ra chuột rút cơ bắp, mệt mỏi và đau đầu cũng có thể được quy cho mất nước nhẹ.”
Theo SKDT
⇒ Đọc thêm:
Uống nước đúng cách là đừng uống khi khát
Nước mềm là gì? Dùng nước mềm hay uống nước cứng tốt hơn?