Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi. Có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng nguy hiểm hơn. Vậy, có những hậu quả của ô nhiễm không khí nào nữa không?
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi. Theo đó, các yếu tố có tính chất vật lý, sinh học, hoá học của môi trường bị thay đổi. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cũng như các sinh vật khác.
Theo đó, ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí. Sự thay đổi này chủ yếu là do khói bụi, các chất hoá học, khí lạ,… Sự thay đổi này sẽ gây biến đổi khí hậu. Làm giảm tầm nhìn xa hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có hai nguyên nhân chính là do tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân tự nhiên có thể kể đến như cháy rừng, gió bụi, bão,… Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí là do con người:
- Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp các khí thải không được xử lý đúng cách.
- Quá trình đốt cháy các loại nhiên liệu hóa thạch trong khi sản xuất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
- Các ngành sản xuất thường gây ra ô nhiễm không khí. Có thể kể đến là ngành luyện kim, nhà máy nhiệt điện, phân bón, hoá chất, dệt may, da giày,…
- Các phương tiện giao thông sản sinh ra các hạt ô nhiễm trong không khí.
- …
Hậu quả của ô nhiễm không khí
Tác hại của ô nhiễm không khí đối với động – thực vật
Ô nhiễm không khí gây ra những tác hại sâu sắc đối với động vật và thực vật. Các hợp chất nguy hiểm như SO2, NO2, CO, H2S, chì,… Khi đi vào mọi sinh vật sống có thể gây tắc nghẽn khí quản. Đặc biệt là đối với động vật. Theo đó, làm suy giảm hệ thống miễn dịch cũng như quá trình trao đổi chất.
Những cây ăn trái thường rất nhạy cảm với những thay đổi từ môi trường. Cây ăn trái tiếp xúc nhiều với hợp chất HF có thể gây ra bệnh rụng lá hàng loạt. Ô nhiễm không khí còn làm tăng sự nóng lên của trái đất bằng hiệu ứng nhà kính.
Các hóa chất nguy hại có trong không khí bị ô nhiễm có thể gây ra mưa axit. Mưa axit có khả năng giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất và phá hoại mùa màng. Mưa axit cũng làm thay đổi chất lượng nguồn nước sông, suối, hồ. Các hợp chất hóa học cũng có khả năng kết hợp với nước có trong không khí. Đồng thời theo mưa đến các hợp chất này cũng thấm xuống đất gây ra những tác hại khó lòng cứu vãn. Điều này có thể làm chết hàng loạt động vật và thực vật. Những hóa chất độc hại còn có khả năng ngấm vào chuỗi thức ăn gây ra tình trạng ngộ độc. Và làm ô nhiễm môi trường nước và tổn hại đến các sinh vật dưới nước.
Tác hại đối với con người
Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm môi trường không khí. Nó khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, vô sinh,… Càng ngày càng tăng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tác động đến hệ hô hấp
Với thời đại công nghiệp hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng khiến nhu cầu sử dụng những phương tiện và công cụ để tối giản hoá cuộc sống của con người ngày càng tăng cao. Chính điều này đã và đang gây nên sự gia tăng tỷ lệ khói bụi trong không khí. Mỗi ngày, con người đều phải hít một lượng khói bụi ô nhiễm vô cùng lớn. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho phổi và đường hô hấp.
Ô nhiễm môi trường khiến phổi chịu áp lực cao và dê bị tổn hại. Đồng thời, nó còn làm trầm trống hơn các triệu chứng từ những người đã mang trong mình những mầm bệnh. Ví dụ như hen suyễn, suy hô hấp, viêm phế quản,… Đặc biệt là những người sống ở khu vực đông dân như thành phố. Những nơi này đều chứa một số lượng lớn rác thải và khói bụi giao thông. Chính vì thế cũng có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp nhiều hơn các khu vực nông thôn.
Gây nên những bệnh nguy hiểm
Tác hại ô nhiễm không khí tới con người vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là tác nhân gây ra nhiều ảnh hưởng nhất. Nó được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Bởi vì nó có kích thước rất nhở. Chỉ khoảng 2,5 micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Chính vì thế nó có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu.
Mà mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tuỳ vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Do đó nếu nồng độ bụi PM2.5 trong không khí cao thì mức phơi nhiễm hàng ngày. Theo đó sẽ làm tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ cấp tính và mãn tính.
Cụ thể, các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể. Xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhược thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi,…
Khiến cơ thể bị nhiễm độc
Ngoài bụi mịn, các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà máy điện,… Có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu. Đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… Có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư…
Gây vô sinh ở nam giới
Theo như kết quả của một nhóm nghiên cứu của Đại học Trung Quốc. Nghiên cứu ngay đã khảo sát 6500 người đàn ông sống ở Đài Loan. Kết quả cho thấy chất lượng tinh trùng của những người này yếu đi rất nhiều khi sống ở các vùng có môi trường ô nhiễm. Nghiên cứu cho thấy, cứ tăng thêm 0.005 miligam các loại hạt ô nhiễm trên 1m3 không khí. Thì lại tăng thêm 26% nguy cơ lọt vào nhóm có nhiều tinh trùng yếu.
Ảnh hưởng đến mắt và gây các bệnh về da
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng, gió, bụi,… đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm, phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ, cảm giác bỏng rát, mắt chảy nước. Mắt ngứa, đổ nhiều ghèn, cảm giác mắt bị khô, có sạn, thị lực suy giảm,… Thậm chí còn có thể gây những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hoặc ung thư. Ngoài ra còn gây ra các bệnh về da, rụng tóc, hói đầu,…
Hậu quả của ô nhiễm không khí tới nền kinh tế và xã hội
Ô nhiễm không khí gây nên nhiều tác dộng xấu đến kinh tế và xã hội. Chúng gây nên những thiệt hại về kinh tế. Bởi nếu con người mắc nhiều bệnh tật sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và thuỷ sản.
Đồng thời, các yếu tố vật lý, hoá học của môi trường bị thay đổi. Kinh tế cũng theo đó mà bị thiệt hại hơn khi phải dồn vốn để cải thiện môi trường sống cho con người. Ngoài ra, môi trường khi bị nhiễm bẩn cũng sẽ gây những ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động du lịch – mua sắm của con người.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội:
Theo thông tin từ VTV: suốt từ đầu tháng 2 đến nay có tới 10 ngày ở mức kém. Thậm chí ngày 2/2, chất lượng không khí còn ở mức xấu. Nồng độ bụi mịn lên tới 197, có hại cho sức khỏe của mọi người, nhất là nhóm người nhạy cảm, mắc các bệnh về hô hấp, người già và trẻ nhỏ. Đây chỉ là con số tính trung bình trên toàn thành phố Hà Nội.
Còn xét theo khu vực, có những ngày, tình trạng ô nhiễm không khí ở trung tâm thành phố Hà Nội đã lên mức rất xấu với nồng độ bụi mịn nhiều trạm vượt con số 200. Hai trạm thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy nồng độ bụi mịn đo được còn trên 300, mức cảnh báo nguy hại cao nhất tới sức khỏe
Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ
Ngày nay, con người đang tàn phá tự nhiên một cách nghiêm trọng. Làm thay đổi tính chất và gây ra suy giảm môi trường. Đặc biệt là do chính rác thải công nghiệp,… đã khiến cho vấn đề bảo vệ môi trường trởi nên vô cùng nan giải.
Để phòng tránh những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, điều đầu tiên chúng ta cần sự chung tay của toàn thể xã hội. Tất cả mọi người hãy cùng nhau:
-
Ý thức vệ sinh môi trường: không xả thải, không đốt rác, đốt rơm rạ, quét dọn vệ sinh nhà ở, khu phố v.v…
-
Trồng thêm cây xanh
-
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân
-
Sử dụng nhiên liệu sạch
- Tiết kiệm năng lượng điện, xăng, khí ga
Đối với mỗi cá nhân, chúng ta phải tự ý thức được sự nguy hại của bụi mịn và ô nhiễm không khí, đồng thời tuyên truyền tới người thân yêu, gia đình và bạn bè về tác hại của PM2.5. Tự bảo vệ mình bằng cách:
-
Luôn đeo khẩu trang chuyên dụng khi ra đường
-
Tập thể dục và ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt có thể sử dụng phương pháp thải độc phổi để giảm sự ảnh hưởng của bụi mịn trong cơ thể.
- Sử dụng máy lọc không khí để giúp làm sạch không gian sống của bạn.
Kết luận
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã trở thành vấn đề nóng của dư luận và xã hội. Ô nhiễm không khí gây ra các tác hại xấu đối với môi trường sinh thái, cũng như nền kinh tế xã hội và đặc biệt là sức khoẻ con người. Chính vì thế mỗi người nên tự ý thức và nâng cao trách nhiệm của bản thân để bảo vệ môi trường.
>>> Xem thêm: