Sai lầm khi uống Cà phê gây hại sức khỏe. Bạn có biết?

Cà phê là đồ uống rất phổ biến, có tác dụng làm chúng ta trở nên tỉnh táo, làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng cà phê hoặc không biết cách uống đôi khi chúng sẽ gây hại cho cơ thể chúng ta. Dưới đây là những sai lầm những người uống cà phê hay gặp phải.

Uống cà phê khi bụng đói

Một số người có thói quen uống cà phê mà không quan tâm đến cái bụng của mình có đang đói hay không. Một số còn uống cà phê vào buổi sáng mà không ăn sáng. Đây là việc rất có hại cho cơ thể bởi uống cà phê khi bụng đói sẽ tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Khi cà phê được đưa vào trong cơ thể, dạ dày sẽ tiết nhiều axit hơn. Trong khi bụng đói, dạ dày chưa có thức ăn để tiêu hóa. Lượng axit tiết ra trở nên dư thừa và bào mòn lớp niêm mạc khiến dạ dày. Dạ dày dễ bị viêm loét hơn. Triệu chứng điển hình lúc này là ợ nóng, khó tiêu. 

Uống cà phê khi bụng đói gây ra cảm giác cồn cào, loạng choạng, run chân tay. Đó là do chất caffeine trong cà phê được phát huy tối đa công lực. Hiện tượng này có thể gọi là “say cà phê”.

Không nên uống cà phê khi đói

Để đảm bảo lợi ích của cà phê, các chuyên gia khuyến cáo: “Sau khi thức dậy, dù là sáng sớm hay sau giờ ngủ trưa. Nếu muốn uống cà phê thì hãy ăn chút gì đó. Không nhất thiết phải ăn trước rồi mới được uống cà phê. Có thể vừa ăn vừa uống.

Uống cà phê buổi tối

Không ít người có thói quen tụ tập bạn bè đi uống cà phê vào buổi tối. Rất nhiều người cho biết họ đã mất ngủ cả đêm hôm đó do sử dụng cà phê. Hậu quả là sáng hôm sau cơ thể họ trở nên căng thẳng, uể oải và mệt mỏi vô cùng.

Lý do là caffeine trong cà phê có cấu trúc tương tự như adenosine – một chất gây buồn ngủ tiết ra từ não bộ. Do đó, caffeine sẽ chiếm chỗ các adenosine khiến cơ thể trở nên tỉnh táo hơn. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và ta cảm thấy tỉnh táo, không còn cảm giác buồn ngủ. Đây chính là lý do tại sao các tài xế lái xe đường dài thường xuyên sử dụng cà phê để tránh cảm giác buồn ngủ, ngủ gật.

Uống cà phê buổi tối trước khi đi ngủ là điều vô cùng sai trái và ngốc nghếch!

Uống nhiều hơn 2 ly cà phê một ngày

Theo các nghiên cứ thì liều lượng trung bình của caffeine cho người lớn mỗi ngày là 200 – 300 mg. Nếu bạn uống trên 1000 mg thì cơ thể có khả năng bị mất ngủ, cảm giác bất an, tim đạp nhanh, thở gấp, ù tai, cồn cào gan ruột,..

Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan thực phẩm Hoa Kỳ cho rằng “Nếu dùng vừa phải, caffeine không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Chúng ta cần dùng có liều lượng”. Khoảng 200 – 300 mg caffeine mỗi ngày là đủ. Như vậy, bạn chỉ nên uống 2 ly cà phê mỗi ngày mà thôi!

Đối với những người nghiện cà phê hoặc cần sử dụng cà phê để tỉnh táo hơn khi làm việc. Bạn nên chọn loại cà phê đã được làm giảm bớt thành phần caffeine.

Uống cà phê quá đặc

Một số người có thói quen uống cà phê rất đậm đặc để cảm nhận vị đắng của nó. Tuy nhiên, đối với loại cà phê nguyên chất thường có chứa rất nhiều caffeine. Nồng độ caffeine quá cáo sẽ khiến bạn có khả năng rơi vào tình trạng  “say cà phê”.

Không nên uống cafe quá đặc

Trước khi uống cà phê, hãy tìm hiểu thành phần của loại cà phê đó xem nồng độ của chúng thế nào để tránh việc uống quá đặc sẽ gây tác hại đối với hệ thần kinh.

Uống cà phê khi đang sử dụng thuốc

Thuốc và cà phê khi dùng chung với nhau sẽ gây kích thích dạ dày, gây co bóp với cường độ mạnh, tạo nên những cơn đau. Ngoài ra, khi sử dụng cà phê cùng với thuốc sẽ làm cho thuốc mất tác dụng. Nếu dùng chung với thuốc kháng sinh sẽ kích thích caffeine tăng cao.

Tốt hơn hết, tạm ngừng uống cà phê khi phải sử dụng thuốc để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Nếu không thể, để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, nên sử dụng cà phê cách thời gian uống thuốc khoảng 2 – 3 tiếng.

Uống cà phê không rõ nguồn gốc xuất xứ

Uống cà phê trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Cà phê là loại hạt rất dễ bị ẩm mốc nếu không được bảo quản đúng cách.

Đầu năm 2018, một cơ sở sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã bị phát hiện bán ra thị trường hàng trăm tấn cà phê giả. Cà phê được trộn từ hỗn hợp phế phẩm cà phê với lõi pin và sỏi trong suốt 3 năm hoạt động.

Đột nhập cơ sở sản xuất cà phê bẩn

Chủ cơ sở khai nhận hành vi đến các đại lý thu mua cà phê thải loại, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn… Sau đó mua các cục pin về đập dẹp, dùng lõi pin hòa với nước rồi nhuộm vào cà phê, đóng gói bán ra thị trường.

Tin mới nhất: