Với tình hình ô nhiễm nguồn nước ngày càng báo động, các gia đình không nên chọn máy lọc nước một cách qua loa. Chúng ta cần nghiên cữu kỹ các thông số kỹ thuật và tính năng của máy để có được sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe. Thế nhưng gần đây, một số cơ sở bán hàng đánh vào tâm lý này mà lan truyền những thông tin sai lệch về máy lọc nước để có thể bán những sản phẩm máy lọc nước kém chất lượng.
Cùng Aqualife Vietnam tìm hiểu ngay những thông tin sai lệch về Máy lọc nước dưới đây:
Những thông tin sai lệch về máy lọc nước
1. Nước tinh khiết tốt cho sức khoẻ
Nước tinh khiết hay còn có các tên gọi như nước cất, nước nguyên chất. Với thành phần hoàn toàn không chứa các hợp chất hữu cơ hay vô cơ. Chỉ bao gồm 2 thành phần hóa học là oxy và hydro. Nó hoàn toàn không có các khoáng chất khác, do đã được lọc hết.
Các chuyên gia đã chứng minh rằng dùng nước tinh khiết nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi nước tinh khiết các khoáng chất cần có trong nước, đặc biệt là các ion canxi và magie. Đây là các chất khoáng rất quan trọng cho cơ thể con người. Giúp con người bảo vệ hệ thống cơ thể khỏi các yếu tố có hại.
Đặc biệt, việc bổ sung các nguyên tố vi lượng còn giúp cơ thể của bạn cân bằng lượng pH. Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính vì thế, uống nước tinh khiết quá nhiều sẽ không thể bổ sung các nguyên tố vi lượng. Khiến cho cơ thể mất cân bằng và dễ sinh ra một số bệnh thường gặp. Như cảm, nhức mỏi tay chân, đường huyết không ổn định,…
2. Máy lọc nước phải có nước thải
Công nghệ RO (thẩm thấu ngược) có nước thải vì sao?
Như chúng ta đã biết, thẩm thấu ngược (RO) là công nghệ lọc nước có nước thải. Chúng sử dụng màng bán thấm để loại bỏ các chất bụi lớn từ trong nước. Ngược lại với quy trình thẩm thấu thông thường, công nghệ RO với tốc độ và áp lực lớn, dòng nước chảy liên tục trên bề mặt RO và chỉ cho các phân tử nước đi qua những lỗ lọc, các tạp chất sẽ bị giữ lại và cuốn trôi theo dòng nước thải.
Máy lọc nước không có nước thải hoạt động theo cơ chế nào?
Máy lọc nước không nước thải hay chính là máy lọc nước Nano. Chúng hoạt động theo cơ chế thẩm thấu thông thường. Với các màng lọc bao gồm các hạt có các khe hở giữa chúng cực nhỏ tạo nên hàng tỷ rãnh nano.
Mà các vật liệu nano có trường điện từ và lực hấp dẫn rất mạnh, hấp phụ, thẩm thấu các chất bẩn kích thước nhỏ cỡ vài nano. Như các kim loại nặng độc hại, các chất bẩn dầu mỡ, các chất hữu cơ, amoni và khử các vi khuẩn, virus chịu nhiệt, các loại virus cực kỳ nguy hiểm khác,…
Khi có một dòng nước không sạch đi qua lõi lọc thì các rãnh nano hấp phụ các chất bẩn và ngăn lại, lấp vào các rãnh đó, còn nước sạch đi qua nên không cần dùng nước để đẩy chất bẩn ra ngoài. Chính vì thế khi máy lọc nước hoạt động, nó sẽ không sinh ra nước thải.
3. Chỉ số TDS là chỉ số nước sạch
TDS là gì? Chỉ số TDS là gì?
TDS hay chính là “tổng chất rắn hòa tan”. Đây là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm cả khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định
Theo đó, chỉ số TDS là một chỉ số dùng để kiểm tra chất lượng của nước. Trong đó có các hàm lượng tất cả các chất hữu cơ, vô cơ,… Các thành phần chủ yếu thường là các cation canxi, magiê, mangan, natri, kali, sunfat,… Mà các thành phần này thường có mặt trong nước ngầm và nước giếng khoan.
Chỉ số TDS cao hay thấp thì tốt?
Thông thường, vấn đề chính mà bạn gặp phải khi nước có chỉ số TDS cao là sự suy giảm mùi vị và độ trong của nước. Thế nhưng không phải cứ độ TDS cao là nước có hại cho sức khoẻ.
Bởi, TDS cao có thể là do các ion canxi và magie cao. Mà đây lại là các khoáng chất có lợi cho cơ thể con người. Nó giúp con người bảo vệ hệ thống của các cơ quan khỏi những yếu tố có hại.
Thậm chí, không phải cứ nguồn nước có giá trị TDS càng thấp thì lại càng tốt cho cơ thể. Bởi TDS thấp cũng đồng nghĩa với việc các chất rắn hòa tan có lợi trong nước cũng có nồng độ thấp. Hay nói cách khác, đây không khác gì nước tinh khiết.
Như chúng ta đã nói ở trên (quan niệm 1) khi uống nước tinh khiết lâu ngày, cơ thể bạn có thể bị thiếu các chất khoáng và ion có lợi. Do đó, bạn nên uống nước có độ TDS vừa phải, nằm ở giá trị xung quanh 175. Khi đó, nước mà bạn sử dụng vừa không chứa các ion có hại vượt quá nồng độ cho phép, vừa chứa vừa phải các ion có lợi cho sức khỏe.
4. Máy lọc nước càng nhiều lõi càng sạch
Lõi lọc chính là bộ phận trung tâm, quan trọng nhất chi phối toàn bộ quá trình hoạt động của máy lọc nước. Mỗi lõi lọc sẽ thực hiện được một chức năng riêng để tạo cho chúng ta nguồn nước không chỉ sạch mà còn chuẩn mực.
Theo đó, không ít người tin rằng máy lọc nước càng nhiều lõi càng tốt. Vì lọc qua càng nhiều lõi, nước sẽ càng sạch. Thế nhưng, theo những chuyên gia công nghệ, điều này hòa toàn không đúng. Thậm chí những thiết bị lọc không chuẩn còn gây ra hiện tượng tái nhiễm khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng.
Bạn có biết rằng thông thường, chỉ cần tối đa 5 lõi lọc tương ứng với 5 cấp lọc tiêu chuẩn là có thể đảm bảo được một quy trình lọc nước cho ra nước tinh khiết tới 99,9%. Những máy lọc nước có số lõi lọc nhiều hơn 5 thường là các lõi lọc bổ sung khoáng chất, bổ sung kiềm, kẽm, ion…
Mà việc thực hư những quan niệm bổ sung nhiều lõi lọc khoáng tốt cho sức khỏe rất khó kiểm chứng. Bởi chưa có các thử nghiệm khoa học đáng tin cậy chứng minh do chúng là những khoáng chất nhân tạo chứ không phải khoáng chất tự nhiên.
Ngoài ra, việc nhiều lõi lọc bổ sung sẽ làm tăng chi phí, thời gian, công sức cho việc thay lõi lọc thường xuyên.
5. Thử chất lượng nước bằng máy điện phân
Phương pháp điện phân là gì?
Máy điện phân được dùng để kiểm tra nồng độ chất rắn hòa tan trong nước. Thiết bị này gồm có 2 thanh nhôm (Catốt) là cực (-) và 2 thanh sắt (Anốt) là cực (+). Trong đó, mỗi một Catôt và một Anôt tạo thành 1 cặp điện cực. Lúc còn mới, các thỏi kim loại đều có màu trắng.
Máy điện phân sẽ sử dụng dòng điện một chiều để tách các anion và cation có trong nước. Hay nói cách khác là truyền điện làm các chất kim loại hoà tan trong nước nhiễm điện và phản ứng với nước.
Sau khi quan sát sự thay đổi sự phản ứng của mẫu nước. Chúng ta có thể đưa ra đánh giá ban đầu như sau:
- Màu cam: nhiễm sắt
- Màu xanh: nhiễm clo, đồng
- Màu đen: nhiễm kim loại nặng
- Màu trắng: trong nước có asen (thạch tín), sợi đá thạch miên (amiăng)
- Màu lam: có thuốc trừ sâu vô cơ, phốt pho
Thử nước bằng phương pháp điện phân có đúng?
Chúng ta có thể phân tích như sau: Khi điện phân nước, mỗi cặp điện cực nhúng vào một cốc. Tại catôt bằng nhôm sẽ thấy trên bề mặt có khí sủi lên, đốt thì cháy, đó chính là khí hydrô. Tại anôt bằng sắt, các nguyên tử sắt ở lớp bề mặt của thỏi sắt bị mất điện tử trở thành cation Fe3+, khuếch tán vào dung dịch, tạo thành hợp chất kết tủa có màu da cam. Nếu nồng độ đủ lớn có thể chuyển sang màu nâu.
Mà chỉ cần trong một mẫu nước không có hoặc có rất ít hàm lượng muối khoáng hòa tan hơn. Thì mẫu nước này sẽ không có những phản ứng giống bên còn lại.
Do đó, về bản chất, đây hoàn toàn chỉ là một phản ứng dễ hiểu của nước. Vì trong nước có nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Những chất khoáng khi gặp điện phân sẽ phản ứng cho ra màu sắc điều tất nhiên. Mà chúng hề không liên quan tới độ an toàn của nước.
Bạn có biết uống nước là một thói quen lành mạnh thiết yếu. Nước liên quan đến tất cả mọi thứ từ giảm cân đến giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi cũng như giúp đảm bảo sức khỏe. Vì vậy, cơ thể bạn cần rất nhiều nước, nhưng để có một nguồn nước sạch nạp vào cơ thể không hề đơn giản. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những quan niệm sai lầm khi lựa chọn và sử dụng máy lọc nước. Để có thể bổ sung nguồn nước tốt và an toàn nhất cho gia đình của mình.
>> Xem thêm: