Giấc ngủ trưa có thể giúp cơ thể sảng khoái và tỉnh táo tương tự như sau khi uống cà phê (hoặc các loại thuốc kích thích khác). Và tất nhiên, nó không có phản ứng phụ. Không có sự phụ thuộc vào caffein và cũng không gây mất ngủ vào ban đêm. Theo các chuyên gia, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp cơ thể tỉnh táo. Phục hồi và tăng năng suất làm việc vào buổi chiều. Người ít khi chợp mắt buổi trưa sẽ có cảm giác lâng lâng, buồn ngủ và mệt mỏi vào thời gian còn lại trong ngày. Vậy nên ngủ trưa bao lâu là đủ? Và ngủ trưa đúng cách như thế nào?
Xem thêm:
Chu kỳ của giấc ngủ
Giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ (từ 4-6 chu kỳ), mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn. Sẽ mất trung bình 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 (mơ màng) và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.
Khi chúng ta ngủ qua 5 giai đoạn này vòng tuần hoàn sẽ trở lại giai đoạn 1 và ta tiếp tục một chu kỳ nữa.
Trong đó thời điểm thức dậy lý tưởng nhất là vào đúng thời gian xoay chuyển giữa 2 chu kỳ. Hoặc có thể cuối giai đoạn 5 và đầu giai đoạn 1 cũng đưa lại một tinh thần khỏe khoắn và sảng khoái nhất. Tuy nhiên, nếu bạn thức dậy vào đúng giai đoạn 4 sẽ khiến bạn cực kì mệt mỏi và đau đâu. Bởi đây là giai đoạn chúng ta ngủ sâu nhất và khó đánh thức nhất.
Điều này lý giải tại sao ngủ sớm không phải là điều kiện giúp ta có một tinh thần tỉnh táo. Mà điểu quan trọng nhất chính là chúng ta phải thức dậy đúng lúc. Do đó, giấc ngủ lý tưởng là ta ngủ đủ thời gian và thức dậy vào đúng thời gian xoay chuyển giữa 2 chu kỳ.
Ngủ trưa có tốt không?
Trên thực tế có đến 25 – 30% người không ngủ trưa và cảm thấy không cần thiết phải ngủ trưa. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh nếu không ngủ trưa con người sẽ bị căng thẳng đầu óc và dẫn đến mệt mỏi. Ngoài ra, sẽ gắng sức sẽ làm tiêu hao sinh lực. Tạo ra nhiều hóa chất cặn bã và chất độc ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
Ngủ trưa giống như là việc khởi động lại não bộ của bạn. Nó giúp tỉnh táo hơn. Đồng thời, cải thiện chức năng nhận thức, phản xạ, trí nhớ ngắn hạn và cả tâm trạng. Ngủ trưa cũng làm giảm căng thẳng, huyết áp, hỗ trợ giảm cân. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và những bệnh liên quan đến tim mạch. Đồng thời giúp khởi động lại hệ thống sinh học sau nửa ngày làm việc. Cụ thể, ngủ trưa có thể giúp chúng ta:
- Giảm mệt mỏi.
- Đào thải cặn bã và chất độc hại.
- Thích ứng với nhịp độ sinh học, tốt cho sức khỏe.
- Ngăn ngừa kiệt sức.
- Giảm stress.
- Tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt.
- Giảm nguy cơ bệnh tim.
- Giúp nâng cao nhận thức các giác quan: nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác.
Nên ngủ trưa bao lâu?
Thời lượng tốt nhất của giấc ngủ trưa có thể kéo dài từ 10 đến 90 phút. Vậy nên ngủ trưa bao lâu? Ngủ trưa nên tùy thuộc vào công việc và lịch trình của bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ trưa nhiều sẽ khiến mệt mỏi và khó lấy lại được tinh thận và sự tập trung khi làm việc.
10-20 phút: Tăng cường năng lượng
Đây được coi như là một giấc ngủ “quyền lực”. Đây là một trạng thái ngủ nông, một quá trình này sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi. Từ đó giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung và năng suất làm việc. Bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ cảm giác uể oải hoặc buồn ngủ nào sau khi thức dậy.
Theo các chuyên gia, giấc ngủ ngắn này có thể giúp bạn tỉnh táo và đạt năng lượng tốt nhất. Thời gian ngắn của giấc ngủ được thiết kế để ngăn chặn những người đi vào giấc ngủ sâu. Những người bận rộn rất phù hợp với giấc ngủ chợp mắt này.
30 phút: Loại bỏ mệt mỏi
Mặc dù ngủ trưa 30 phút có thể khiến việc thức giấc khó khăn hơn. Tuy nhiên lợi ích của nó mang lại cũng rất hiệu quả. Khoảng thời gian này giúp cải thiện chức năng bộ nhớ, giảm căng thẳng, tăng sự tập trung, giảm nguy cơ mắc tiểu đường và mất trí nhớ.
60 phút: Cải thiện trí nhớ
Với một giờ ngủ, bạn có được giấc ngủ sâu, giúp thư giãn não bộ và tăng khả năng nhận thức. Cũng như khả năng ghi nhớ các sự kiện và số liệu. Nó cũng giúp chống lại sự chán nản. Tuy nhiên, về mặt tác hại, ngủ sâu giấc có nghĩa là bạn sẽ thức dậy uể oải và mất nhiều thời gian hơn để tỉnh táo.
Ngoài mang lại tác dụng như giấc ngủ ngắn. Giấc ngủ trưa kéo dài 60 phút còn là liệu pháp tốt nhất để có thể cải thiện trí nhớ và các hoạt động về tinh thần.
90 phút: Một chu kỳ ngủ hoàn thiện
Đây là giấc ngủ đầy đủ một chu kỳ bao gồm cả 5 giai đoạn nông và sâu của giấc ngủ. Giấc ngủ trưa 90 phút có lợi cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nó có thể cải thiện trí nhớ và tăng cường sự sáng tạo. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ngủ trưa 90 phút nếu thực sự có thời gian.
Ngủ trưa đúng cách như thế nào?
Để giấc ngủ trưa đươc trọn vẹn và thoài mái nhất:
- Ánh sáng: Ánh sáng từ tự nhiên hoặc thậm chí ánh sáng nhân tạo từ tivi hoặc điện thoại có thể cản trở giấc ngủ trưa. Khiến bạn khó ngủ hơn. Do đó, bạn có thể sử dụng những miếng bịt mắt khi ngủ. Để có thể tiết kiệm thời gian đi vào giấc ngủ hơn.
- Thời điểm: Bạn nên cố gắng ngủ trưa cùng thời điểm mỗi ngày. Vì nó giúp cân bằng đồng hồ sinh học bên trong cơ thể và tối đa hóa lợi ích của ngủ trưa. Tuy nhiên, hãy tránh ngủ trưa ngay sau khi ăn.
Ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một giấc ngủ trưa ngắn có tác dụng: giảm mệt mỏi, chống stress, cải thiện trí nhớ, tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung,… Đặc biệt là đối với những người do đặc thù công việc phải lao động chân tay hay trí óc nhiều về đêm.
> Các bài viết liên quan: