Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường. Nếu có thể phân loại rác thải ngay tại nguồn sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế. Theo đó mà môi trường cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Đặc biệt là rác hữu cơ.
Phân loại rác thải
Rác thải thường được phân ra ba loại chính. Đó là rác tái chế, rác vô cơ và rác hữu cơ. Chi tiết hơn:
Rác tái chế
Rác tái chế thường là các loại rác có thể đem đi tái chế và sử dụng lại. Ví dụ như giấy, kim loại, vỏ hộp,… Sau khi thu thập, loại rác này sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các loại sản phẩm mới.
Rác vô cơ
Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than, nilong, gỗ,… Đây là những lọai rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể mang ra khu chôn lấp rác thải. Đặc biệt, nó tồn tại trong một thời gia rất lâu rồi mới bị phân hủy. Bạn có lẽ sẽ giật mình khi biết rằng những chiếc túi nilong rất tiện lợi này chỉ bị phân hủy hết khi được chôn dưới lòng đất từ 400 – 600 năm. Vì vậy, để bảo vệ môi trường, nên hạn chế sử dụng các loại rác này.
Rác thải hữu cơ là gì?
Cuối cùng là rác thải hữu cơ. Rác thải hữu cơ là sản phẩm được tạo ra bởi nhiều hoạt động của con người. Như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt hàng ngày,… Nguồn chất thải hữu cơ bao gồm thành phần hữu cơ, thải bỏ. Có rất nhiều các loại rác thải hữu cơ như:
- Phế thải nông nghiệp: Như rơm, rạ,…
- Thân, cành hoặc lá cây: Các thành phần không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị. Ví dụ như thân cành của những loại cây thu quả, thu củ,…
- Các loại rác thải của những nguyên liệu công nghiệp: Vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc,…
- Phế liệu từ nhà máy giấy, nhà máy sợi,…
- Phế thải từ những làng nghề chế biến tinh bột.
- Thực phẩm đã hỏng hoặc thừa: Như rau của quả, hoa quả, thịt, cá, trứng,…
- Phế thải sinh hoạt: Vải, sợi bông,…
Các biện pháp xử lý rác thải hữu cơ
Ủ rác để sản xuất phân bón
Ủ rác để sản xuất phân bón: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất để xử lý rác hữu cơ. Đặc biệt, cách làm này rất phù hợp với các hộ gia đình vì có quy mô nhỏ.
Với cách làm như sau. Rác được ủ thành những đống hoặc luống. Có thể nổi lên hoặc chìm dưới hố (có thể nửa nổi nửa chìm). Sau đó, đống rác ủ nên được trái kín bằng bùn.
Sản phầm sau đó người ta thường gọi là phân ủ hay phân hữu cơ vi sinh. Vì đây giống như quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên. Tạo thành hỗn hợp của các chất hữu cơ đơn giản và các chất vô cơ. Hỗn hợp này tương đương với chất mùn trong tự nhiên. Vì vậy, có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Rất an toàn và tốt cho môi trường.
Việc thu gom và tái chế rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh đang là hướng đi đúng đắn. Nhằm tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ nên nông nghiệp sạch. Đồng thời giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí,…
Chôn lấp
Chôn lấp rác thải hữu cơ là phương pháp lưu trữ chất thải tròn cùng một bãi. Sau đó phủ đất lên trên. Chất thải trong bãi chôn lấp sẽ bị phân hủy sinh học. Tạo thành các sản phẩm như axit hữu cơ, các hợp chất nitơ và một số khí như CO2, CH4,… Phải lưu ý là chất thải rắn được chôn lấp phải là chất thải không nguy hại đến môi trường, có thời gian phân hủy nhanh.
Tuyên truyền
Ngoài ra việc làm quan trọng nhất là việc nâng cao ý thức và nhận thức cho tất cả người dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ, phải được tiến hành toàn diện, trong một thời gian dài. Từ đó, phát huy tối đa tính tiếp cận của phương tiện truyền thông, báo chí, đài, vô tuyến.
Đồng thời, cùng đi đôi với việc nâng cao nhận thức là phải cung cấp cho người dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất (thùng rác, nơi đổ rác…).
Tình trạng rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư hiện nay còn đang rất phức tạp. Việc xử lý rác thải vẫn thủ công, thiếu chuyên nghiệp. Đặc biệt một số nơi chưa có công ty xử lý rác thải dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe con người.
>>> Các bài viết liên quan: