Muối là thực phẩm được đánh giá là vô cùng quý giá. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự sống. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ hàm lượng nước trong máu tăng gây áp lực lên mạch máu, làm tăng nguy cơ bệnh huyết áp, tim mạch và đột quỵ. Vậy để trả lời cho câu hỏi “Ăn mặn có tốt không?”, hãy cũng tìm hiểu ngay.
> Xem thêm:
- Tác dụng bất ngờ của sữa chua khi ăn vào mùa đông
- Những dấu hiệu khi trẻ thiếu sắt bạn cần biết
- 8 loại thức ăn giàu canxi dành cho các bà bầu
- Chất béo tốt ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Ăn mặn nhiều có tốt không?
Thành phần chính của muối là natri clorua. Nó đóng vai trò quan trọng với các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt đối với hệ tiêu hóa và các truyền xung thần kinh… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, đặc biệt là các cơ quan trong cơ thể như tim, não, thận, dạ dày,…
Đối với tim
Theo Bộ Y tế, trung bình mỗi người Việt hàng ngày đang ăn thừa gấp 2-3 lần lượng muối so với khuyến nghị là 5g. Cứ trung bình 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp. Cứ 3 ca tử vong thì lại có 1 ca do bệnh tim mạch.
Nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây hại cho cơ thể. Khi đó, muối sẽ xâm nhập vào máu. Khiến hàm lượng nước trong máu tăng lên, làm tăng thể tích máu. Kết quả là tim phải hoạt động nhiều hơn. Thêm vào đó, khi thể tích máu tăng lên và chảy qua các mạch máu. Điều này sẽ gây áp lực lên thành mao mạch của mạch máu. Theo thời gian, các lớp thành mạch này sẽ dày hơn, làm thu hẹp các mạch máu dẫn đến tăng huyết áp.
Ngoài ra, khi mạch máu bị thu hẹp có nghĩa là ít oxy và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào. Làm tăng các bệnh về trí nhớ và cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, tim mạch,.Các nhà khoa học chỉ ra rằng nếu giảm lượng muối, có thể chỉ bằng một thìa cà phê trong chế độ ăn mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ăn quá mặn là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não.
Ăn mặn bị thận
khi ăn quá nhiều muối, thận sẽ phải dùng nhiều nước hơn để lọc. Loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể. Do đó bạn cũng phải đi tiểu nhiều hơn. Điều này dẫn đến cơ thể bị thiếu nước và khát nước. Đặc biệt, khi bạn bổ sung nước sẽ dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu.
Chính vì thế, ăn quá mặn sẽ dễ gây các bệnh về thận, như suy thận, thận yếu,… Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ. Giảm ít lượng muối đi chức năng thận sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
> Xem thêm: Những loại trái cây bổ thận có thể bạn chưa biết?
Dạ dày
Những thực phẩm nhiều muối có thể kích thích niêm mạc dạ dày. Theo đó, nguy cơ bị loét dạ dày thường xảy ra rất cao. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày. Đặc biệt, nitrat có trong muối có thể gây ung thư dạ dày.
Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn nhiều có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong cơ thể cao cũng sẽ làm giảm hiệu quả khi bạn điều trị ung thư dạ dày.
Loãng xương
Ăn quá mặn có thể làm yếu xương. Việc ăn quá nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương. Trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Khi xương bị mất canxi thì chúng sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương.
Lượng muối cao có thể liên quan tới bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối mặn, cá mắm, mắm tôm, thịt hun khói, các loại thức ăn chế biến sẵn trong bữa ăn hằng ngày.
Ảnh hưởng tới giấc ngủ và sinh lý
Tiêu thụ một lượng lớn muối làm tăng nguy cơ mắc chứng huyết áp cao. Sự gia tăng trong nước làm tăng thể tích máu và cơ thể của bạn phải tăng áp lực máu để thúc đẩy tăng khối lượng máu đi khắp cơ thể. Bệnh cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Ngược lại, các trạng thái rối loạn giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.
Thêm nữa, ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận. Mà thận là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến sinh lý của người đàn ông. Chính bởi vậy, ăn mặn vừa phải không sao nhưng ăn quá mặn sẽ gây tổn thương đến tân dịch, làm suy yếu thần sắc ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông.
Các biện pháp hạn chế ăn mặn
Hằng ngày lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như mồ hôi, nước mắt, đi tiểu… Tuy nhiên, khi bù đắp sự thiết hụt này, do muối khá rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn nên mọi người thường có thói quen sử dụng khá nhiều. Vì vậy, bạn nên giảm ăn muối một cách từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần thích nghi:
- Giảm lượng gia vị mặn không chỉ có muối mà còn có nước mắm, bột canh…
- Các món salad và các loại nước ép không nên cho thêm muối. Vì tất cả các loại trái cây và rau quả đều có chứa natri ở dạng tự nhiên.
- Hạn chế ăn các loại dưa cà muối chua, nước sốt, tương, chao, mắm các loại, dưa cà muối, trứng muối, cá khô,…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp vì chúng có chứa một lượng muối rất lớn.
- Thay thế muối bằng cách dùng rau thơm, gia vị, nước ép trái cây và nước cốt chanh, dầu ô liu,… để tăng hương vị cho món ăn.
Muối là loại gia vị có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn. Do đó, chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ ăn mặn. Có chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chính bản thân bạn. Cũng như sức khỏe của mọi người trong gia đình.
>> Các bài viết liên quan: