Nước sinh hoạt là nguồn nước thường có kiểm nghiệm về chất lượng đạt tiêu chuẩn sinh hoạt của Bộ Y Tế quy định. Tuy nhiên, do chất lượng nguồn nước cấp quá đặc thù và sự lỗi thời, xuống cấp của các công nghệ xử lý của nhà máy. Quy trình thau rửa, nâng cấp, bảo tri không đảm bảo nên nguồn nước máy này không còn chất lượng ổn định. Chính vì thế, hiện nay nguồn nước sinh hoạt đang có những dấu hiêu ô nhiễm nguồn nướcnghiêm trọng. Dưới đây là cách nhận biết một số nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm điển hình.
Nước sinh hoạt nhiễm sắt (phèn)
Phèn là một loại muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm. Ở dạng tinh khiets, phèn sắt ở dạng không màu và có thể tan trong nước.
Nước nhiễm phèn sắt thường có màu nâu vàng. Khi nếm hoặc uống thường có vị chua nhẹ và mùi tanh của kim loại. Nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Tác hại của nước nhiễm phèn:
- Nước nhiễm phèn làm ô vàng, đóng cặn và ăn mòn mọi loại dụng cụ dẫn nước và đựng nước cũng như tất cả các đồ vật gia dụng. Như ống dẫn nước, xô, chậu, ấm đun nước,…
- Khi giặt quần áo bằng nước nhiễm phèn sẽ gây ố vàng, khô ráp và mục quần áo.
- Khi sinh hoạt bằng nước nhiễm phèn có thể gây khô da và các bệnh về mắt, mũi nếu tiếp xúc trực tiếp.
- Đặc biệt, nước nhiễm phèn gây các bệnh về đương ruột. Thậm chí có thể gây ung thư cho người dùng.
Nước sinh hoạt bị ô nhiễm bởi Clo
Clo là chất khí, màu vàng lục. Có mùi xốc và nặng hơn không khí khoảng 2.5 lần. Clo thường được dùng để khử trùng trong hệ thống lọc và cung cấp nước của các nhà máy nước cho cộng đồng cỡ nhỏ.
Theo Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam thì tiêu chuẩn Clo trong nước sinh hoạt chứa 0,2 mg/lít được coi là an toàn. Giới hạn tối đa cho phép là 1,0 mg/lít. Nếu sử dụng nước có hàm lượng Clo vượt mức cho phép thì sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Tác hại của nước chứa Clo dư:
- Người dùng nước có hàm lượng Clo dư cao có thể dẫn đến hen suyễn, dị ứng,… Clo dư sẽ gây nên những bệnh viêm kết mạc, đỏ tấy,… Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khi làn da còn mỏng manh sẽ dễ bị ảnh hưởng gây những hậu quả nghiêm trọng.
> Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nguồn nước ô nhiễm gây ra
- Clo dư trong nước cũng đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì nó có thể gây sảy thai. Thậm chí có thể gây dị tật ở thai nhi.
- Nước có nồng độ Clo quá cao còn có thể góp phần gây nên ung thư bàng quang.
- Khi sinh hoạt, tắm rửa bằng nước chứa clo dư nhiều sẽ khiến cho da sạm, khô ráp,… Tóc cũng khô xơ, dễ gãy rụng và nhiều gàu hơn.
Nước sinh hoạt nhiễm Canxi
Canxi là một kim loại mềm, có phản ứng hóa học mạnh. Nguyên tố kim loại này có màu trắng xám sau khi tiếp xúc với không khí. Nước có nhiều canxi và magie được gọi là nước cứng thường có nhiều trong nước giếng khoan. Canxi gây những ảnh hưởng không tốt tới đời sống và sức khỏe con người. Tác hại của nguồn nước nhiễm canxi:
- Đối với đời sống sinh hoạt: Nguồn nước có nồng độ canxi cao sẽ làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng. Tạo những mảng bám trên bán đũa, ấm chén, cũng như những dụng cự và các thiết bị gia đình. Ngoài ra, nó cũng làm cho trà, cà phê hay thức ăn bị mất đi hương vị.
- Đối với sức khỏe con người: Nước chứa canxi có nhiều muối cacbonat. Nó kết tủa và không thấm qua được thành ruột, động mạch,… Khi tíc tụ lâu ngày sẽ tạo thành sỏi thận. Thậm chó có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ,..
> Dấu hiệu và cách xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm
Mangan khiến nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Mangan là một kim loại trắng bạc. Khi ở trong nước nó được tìm thấy ở dạng ion hòa tan. Thông thường nước nhiễm Mangan có những tình trạng dễ nhận biết như nước có mùi tanh, có vẩn đục, màu vàng. Đồng thời ở các dụng cụ chứa nước thường thấy một lớp cặn đen bám vào thành và đáy.
Mangan ở hàm lượng nhỏ (từ 0,1 mg/lít trở xuống) có thể có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nước chứa một hàm lượng Mangan lớn (từ 1-5mg/lít) sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới một số cơ quan nội tạng của cơ thể. Có thể kể đến như:
- Khi người thường xuyên sử dụng và tiếp nạp một lượng lớn Mangan có thể bị nhiễm độc. Các triệu chứng khi bị nhiễm độc gần giống với bệnh Parkinson. Nó anh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ. Ví dụ như bị cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp. Thậm chí có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý.
- Ngoài ra, khi bị nhiễm độc Mangan từ nước uống có thể làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ và khả năng chuyển động của mắt. Nếu tình trạng nhiễm độc lâu có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh không bình thường như ngôn ngữ bất thường,…
- Đặc biệt, trẻ em rất dễ hấp thu nhiều Mangan trong khi cơ chế loại bỏ ra ngoài lại rất ít. Sau một thời gian tính tụ trong cơ thể, nó sẽ gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
Nước nhiễm Asen
Asen (hay thạch tín) là một chất rất độc. Độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen nguyên tố và các hợp chất của Asen cũng được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1.
Trong tự nhiên, Asen là thành phần của lớp trầm tích vỏ trái đất nên nó thường có mặt trong các tầng nước ngầm và nước bề mặt tuy chỉ ở hàm lượng thấp. Tuy nhiên, ở một số khu vực nước ngầm có hàm lượng Asen rất cao do lớp trầm tích có cấu trúc, thành phần hóa học thuận lợi cho việc hòa tan Asen từ đất.
Tác hại khi nước sinh hoạt bị nhiễm Asen:
- Nếu bị nhiễm độc Asen. Tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ…
- Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.
- Asen khi thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như: gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, gan bàn chân, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan.
Nước sinh hoạt bị ô nhiễm Amoni
Amoni là chất khí không màu và có mùi khai. Hầu hết các muối amoni đơn giản đều hòa tan trong nước, nhưng nó không có khả năng tồn tại lâu trong nước. Tuy nhiên, khi hàm lượng Amoni vướt quá lượng tiêu chuẩn cho phép. Nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ra nhiều bệnh nguy hiệm khác nhau, trong đó có cả ung thư.
Amoni có tác hại như thế nào:
- Amoni làm giảm hiểu quả khử trùng của Clo khi ở trong nước. Nó dễ dàng chuyển hóa thành chất độc hại và rất khó để xử lí được.
- Đối với trẻ em: khi được hấp thụ vào trong cơ thể, nó sẽ loại bỏ các oxy. Khiến cho trẻ bị xanh xao, thiếu máu và khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ngộp thởi và dẫn đến tử vong.
- Đây là chất ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Có thể gây tổn thương tới các tế bào và có thể dẫn tới ung thư.
Kết luận
Nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngay cho nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa,vệ sinh…. thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp. Nước thường được người dân xử lý thông qua các máy lọc nước trước khi dùng để ăn uống. Tuy nhiên, một hệ thống máy lọc nước giá rẻ kém chất lượng cũng là mỗi hiểm họa tiềm ẩn khi sử dụng. Chính vì thế, mỗi người dân nên tự nhận thức được tầm quan trọng từ nước và sử dụng những loại máy lọc nước đạt chuẩn. Có lợi cho sức khỏe cho người sử dụng.
>> Có thể bạn chưa biết?