Nguồn nước hiện nay ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nước bị nhiễm các chất kim loại nặng như Asen, Chì, Thủy ngân, và đặc biệt là Amoni. Các chất này hòa tan trong nước mà mắt thường không nhìn thấy được. Do đó rất khó để xử lý chuyên biệt.
Amoni là gì?
Amoni (NH4+) là hợp chất không màu, ở nồng độ cao sẽ có mùi khai nồng như nước tiểu. Về bản chất Amoni không nguy hiểm, vì nó là chất có độc tính thấp. Tuy nhiên ở trong nước, khi có vi khuẩn và oxy thì Amoni lại dễ dàng phản ứng để chuyển hóa thành chất có độc tính cao là Nitrit (NO2-). Nước ngầm khi ở sâu dưới mặt đất, do không có oxy nên chúng không chuyển hóa thành nitrit và nitrat được. Mà phải đợi đến khi nước được bơm lên trên bề mặt, chúng hòa tan thêm oxy trong không khí để chuyển hóa thành Nitrit gây hại cho cơ thể. Theo quy định của bộ tế về hàm lượng Nitrit trong nước ăn uống không được vượt quá 0.01 mg/l (QCVN 01:2010/BYT)
Theo khảo sát của các nhà khoa học, phần lớn nước ngầm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều bị nhiễm amoni rất nặng. Vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế rất nhiều lần. Đặc biệt là ở Hà Nội, các khu vực như đường Láng, Tân Tây Đô, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông, Từ Liêm… thì trên 50% mẫu nước sinh hoạt lấy tại các trạm cấp nước ở những khu vực này đều có hàm lượng amoni vượt tiêu chuẩn trên 3 – 5 lần. Thậm chí có nhiều khu vực còn vượt trên 8 lần (hàm lượng amoni đạt 12mg/l).
Amoni trong nước amoni thậm chí được đánh giá nguy hiểm hơn so với nước nhiễm asen. Bởi amoni dễ dàng chuyển hóa thành nhiều chất độc hại khó xử lý hơn, chẳng hạn amoni có thể biến thành N-nitroso, một chất tiền ung thư.
Tác hại của nước nhiễm Amoni
Sức khỏe
Thực ra, amoni là loại chất không độc. Nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Khi nước nhiễm Amoni thì sẽ nhanh chóng kết hợp với các chất khác để chuyển thành một chất khác là Nitri. Đây là loại chất cực độc khi đi vào cơ thể người. Đó là lý do mà tại sao chúng ta cần phải xử lý nước nhiễm Amoni để cho chúng không thể chuyển hóa thành chất Nitri.
Khi Nitri đi vào dạ dày con người, dưới tác dụng của cơ số chất khác trong dạ dày. Nó sẽ nhanh chóng làm chức năng khử và tẩy rửa dạ dày, đường ruột cũng như phá vỡ cấu trúc hồng cầu. Cấu trúc da sẽ trở nên xanh xao cho dù hàm lượng của Nitri chỉ ở mức 0,01 mg/l nước. Khi cơ thể không may ăn phải đồ ăn hay thức uống có chứa Nitorit thì cơ thể sẽ hấp thu Nitorit vào máu. Chất này ngay lập tức tranh Oxy của hồng cầu. Làm Hemoglobin mất khả năng lấy Oxy dẫn tới tình trạng thiếu máu, xanh da.
Đối với trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi ăn phải amoni có thể làm trẻ chậm phát triển. Gây bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, còn có thể mắc các bệnh chậm phát triển về trí não. Đối với người lớn Nitorit kết hợp với axit amin trong thức ăn tạo thành một hợp chất Nitrosamin. Gây tổn thương di truyền tế bào – nguyên nhân dẫn tới ung thư.
>> Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nguồn nước ô nhiễm gây ra
Làm giảm tác dụng của Clo
Đối với các nhà máy nước, amoni là một chất cần được ưu tiên loại bỏ do nếu amoni kết hợp với các hợp chất khử trùng như CLo. Sau đố sẽ tạo thành phức chất và làm giảm hiệu quả diệt khuẩn của Clo. Như vậy vi khuẩn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn. Gây nên các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, viêm họng, mắt…
Hệ thống dẫn nước
Amoni cùng với các chất vi lượng trong nước (nước nhiễm mangan, phốt pho, sắt, asen, các hợp chất hữu cơ,…) Đều là những chất giúp vi khuẩn phát triển. Gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố cảm quan.
Nhận biết nước nhiễm Amoni như thế nào?
Nếu như bạn luộc các loại thịt bằng nguồn nước nhiễm Amon. Thì sẽ có hiện tượng thịt vẫn có màu hồng như thịt sống. Đó chính là biểu hiện của nguồn nước nhiễm Amoni. Bên cạnh đó, nếu hàm lượng của chúng trên 20mg/l ngay lập tức chúng ta sẽ ngửi thấy mùi khai. Giống với mùi khai từ nước tiểu. Dưới mức trên, bạn phải mang mẫu nước đi phân tích thì mới phát hiện được có amoni trong nước.
Chính vì thế, để có được một kết luận chính xác về hàm lượng cũng như nồng độ amoni có trong nước. Thì phải đem mẫu nước sinh hoạt đến các cơ sở xét nghiệm. Hoặc sử dụng các thiết bị kiểm tra nước chuyên dụng thì mới có thể phát hiện được.
Cách xử lý nước nhiễm Amoni
Có nhiều phương pháp xử lý nước khác nhau. Như xây dựng bể lắng, bể lọc nước giếng khoan, dùng các thiết bị, máy lọc nước để xử lý nước. Điển hình như, bể lọc nước có than hoạt tính sẽ được loại bỏ mùi và các chất hữu cơ trong nước. Các lớp cát mangan sẽ được loại bỏ một số kim loại,… Tuy nhiên, khi nguồn nước nhiễm Amoni thì chúng ta cần phải sử dụng đến phương pháp trao đổi ion bằng hệ thống máy lọc nước sinh hoạt. Kết hợp với các vật liệu lọc nước chuyên xử lý nước nhiễm amoni, sắt, mangan, magie…
Các nhà khoa học cho biết phần lớn nước ngầm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều bị nhiễm amoni rất nặng, vượt nhiều lần mức tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình. Người dân cần chú ý các biểu hiện lạ của nước để xử lý kịp thời.
>> Các bài viết liên quan: