Hạn chế uống nước lạnh nếu không muốn gặp phải các vấn đề sau

Trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể cao khiến bạn cảm thấy thích uống nước lạnh hơn. Nước lạnh có thể khiến bạn cảm thấy hạ nhiệt, tỉnh táo và sảng khoái hơn. Tuy nhiên, lạm dụng nước lạnh gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe dưới đây. 

Uống nhiều nước lạnh gây rối loạn tiêu hóa

Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là 37 độ C. Khi chúng ta uống nước lạnh quá nhiều, cơ thể sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng để điều chỉnh lại nhiệt độ. Đặc biệt đối với những trường hợp đại tràng nhạy cảm. Nước lạnh hoặc gió lạnh làm các thụ thể gắn với thành ruột sẽ phản ứng thái quá lên khiến đại tràng co bóp mạnh gây đau bụng. Một khi đại tràng co bóp sẽ tạo ra phản ứng muốn đẩy phân ra ngoài. Đó là lý do vì sao nhiều người vừa cảm thấy đau bụng mà muốn đi ngoài ngay.

Khi bạn uống nước lạnh, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở tiêu hóa. Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu. 

Làm suy yếu hệ miễn dịch, cơ thể mệt mỏi

Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể. Làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh , đau họng…

Hoặc, có thể thấy khi bạn ăn uống đồ lạnh quá nhanh, bạn có thể bị đau đầu kiểu “đóng băng não”. Tạo ra cơn đau đầu, đau nhức cơ thể và ớn lạnh. Cơn đau mạnh và mãnh liệt có thể di chuyển lên đầu, xuống dọc theo cột sống và lan khắp thân thể. 

Ngoài ra, nước lạnh có thể làm cho bạn tỉnh táo ngay tức thì, nhưng chỉ là một cảm giác tạm thời. Bởi vì khi tiêu thụ nước lạnh cơ thể phải làm ấm nó lên. Do đó năng lượng thực sự bị tiêu hao đi chứ không phải là được sản sinh. Thay vì làm việc như một chất kích thích thần kinh như bạn vẫn tưởng thì nó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi khi uống quá nhiều.

Uống nước lạnh nhiều sẽ làm chậm nhịp tim

khi bạn uống nước lạnh, khí lạnh sẽ lan dọc cột sống, và dây thần kinh phế vị vùng cổ. Mặc dù cơ thể hoạt động nhanh chóng để làm ấm chất lỏng, nó vẫn đủ thời gian để ảnh gây ảnh hưởng đến các khu vực khác. Dây thần kinh phế vị là công cụ để kiểm soát nhịp tim, có thể làm chậm nhịp tim do sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng. Tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột.

Nước lạnh gây tích tụ chất béo và táo bón

Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, khiến cơ thể khó đốt cháy chúng, dẫn đến tăng cân.

Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón . Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón. 

Nước lạnh gây ra vấn đề hydrat hóa

Trong khi bạn nghĩ rằng uống nước lạnh có thể làm dịu cơn khát của mình thì bạn đã nhầm. Nước ở nhiệt độ phòng sẽ tốt hơn cho bạn. Mục đích chính của việc uống nước là tăng cường quá trình bù nước trong cơ thể. Nhưng uống nước lạnh làm chậm quá trình này. Nước lạnh có thể gây ra mất nước và mất năng lượng. Bởi vì, để dùng lượng nước lạnh uống vào thì phải làm ấm nó đến nhiệt độ cơ thể bình thường, rồi mới được đưa vào sử dụng. Uống nước lạnh sẽ làm chậm quá trình hydrat hoá.

Tin liên quan